Xây dựng thương hiệu cho cây mía tím Thành Trực

Trung bình một ha cho thu nhập hơn 200 triệu đồng, cây mía tím đã và đang trở thành cây trồng chủ lực ở xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Để nâng cao giá trị kinh tế, những năm gần đây xã Thành Trực đã quy hoạch vùng trồng mía theo tiêu chuẩn Vietgap, hướng dẫn người dân quy trình thực hiện. Và trong năm 2022 này, địa phương đang lựa chọn cây mía tím xây dựng thành sản phẩm Ocop.

Gia đình ông Vũ Văn Nho, thôn Xuân Thành là một trong những hộ đầu tiên  của xã Thành Trực trồng cây mía tím. Do có kinh nghiệm áp dụng tốt các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía theo quy trình Vietgap nên diện tích mía của gia đình ông luôn phát triển tốt, đảm bảo năng suất, được thương lái đến đặt mua hết tại ruộng. Năm nay, giá mía bán tại ruộng từ 8- 9 nghìn đồng 1 cây, cao gấp rưỡi so với mọi năm. Với 6 sào mía, ông Nho bán được 110 triệu đồng.

Cây mía tìm được đưa vào trồng trên đồng đất xã Thành Trực hơn 20 năm nay. Với lợi thế đất đỏ bazan tơi xốp, tầng canh tác sâu, nhiều chất dinh dưỡng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cây mía phát triển, mà còn làm nên thương hiệu riêng của mía Thành Trực với vị ngọt đặc biệt, thân cũng mềm hơn các loại mía trồng ở đất khác. Những năm trước đây, người dân ở đây chỉ trồng rải rác, tự phát, giá bán cũng không cao. Từ năm 2017, chính quyền xã Thành Trực đã  thành lập hợp tác xã trồng mía tím, quy hoạch lại các vùng trồng tập trung để áp dụng quy trình Vietgap. Đồng thời, xã giao cho hợp tác xã phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cho các hộ trồng mía. Được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Vietgap, cây mía tím ở xã Thành Trực bán khá dễ, năm nào các thương lái trong và ngoài tỉnh đến đặt mua trước mua thu hoạch. 
Ông Lê Văn Mạnh, Xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà tôi trồng 4 sào mía tím, theo quy trình Vietgap từ khâu chọn giống, cách dâm ủ ngon, bỏ phân chuồng, đặt ngọn gieo trồng; thuốc sâu chỉ phun định kỳ… chỉ dùng thuốc sinh học, thuốc hóa học chỉ dùng trong mục cho phép".
Ông Lê Xuân Mậu, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi đang thành lập tổ hợp tác trồng mái hàng hóa tại thôn Xuân Thành, chúng tôi sẽ ổn định diện tích trồng mía, nâng cao chất lượng của mía tím; đấu mối với các cơ quan chức năng phục tráng giống mía tím Kim Tân."
Hiện nay, cả xã Thành Trực đã phát triển được 135 ha cây mía tím. Với giá bán cao như năm nay, trung bình 1 sào mía tím, trừ chi phí cho người dân thu lãi 14 triệu đồng. Hiện nay, xã Thành Trực đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm Ocop cấp tỉnh năm 2022 nhằm xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế cho cây mía tím./.
truyenhinhthanhhoa.vn
 
 

TÌM KIẾM

BANNER LIÊN KẾT

Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 9

    Hôm nay: 403

    Đã truy cập: 2022922