Huyện Thạch Thành: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống, thu hẹp khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn và thành thị. Thời gian qua, huyện Thạch Thành đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện, góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Mô hình thanh long ruột đỏ là một trong những cây trồng đem lại thu nhập cao cho người dân.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM là giải pháp tối ưu, xu hướng tất yếu; trong đó chuyển đổi số phải bắt đầu từ nông thôn, nông dân và sản xuất nông nghiệp để phát huy hiệu quả các tiềm năng. 

Thời gian qua, huyện Thạch Thành đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp phối hợp với các sở, ngành chức năng cùng các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số trong từng lĩnh vực. 

Đồng thời, thường xuyên mở lớp tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ số trong sản xuất; xây dựng thương hiệu, kỹ năng tiếp cận thị trường; tìm kiếm khách hàng tiềm năng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu... theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa, xây dựng NTM thông minh. Qua đó thúc đẩy người dân mạnh dạn tham gia, áp dụng vào thực tiễn đời sống, góp phần nâng cao thu nhập.

Các sản phẩm đạt giấy chứng nhận OCOP.

Trên lĩnh vực thương mại điện tử, huyện đã thực hiện kết nối các doanh nghiệp, triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển và ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP … góp phần thúc đẩy dịch vụ phát triển hướng tới xuất khẩu hàng hóa. Đưa thương mại điện tử đang dần trở thành phương thức tiêu thụ chủ yếu của các chủ thể, người dân tại các vùng sản xuất hàng hoá trên địa bàn.

Bên cạnh đó trên lĩnh vực xây dựng Chính quyền số cũng đóng góp một phần không nhỏ vào những thành quả đạt được.

Người dân đến làm TTHC được cán bộ bộ phận “Một cửa” UBND thị trấn Vân Du  hướng dẫn nhiệt tình và giải quyết nhanh chóng.

Thị trấn Vân Du được huyện lựa chọn xây dựng mô hình điểm “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”. Để mô hình phát huy hiệu quả đúng như tên gọi, thị trấn Vân Du đã tập trung xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện ở từng lĩnh vực cụ thể; đồng thời quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ, công chức (CBCC) về các nội dung của mô hình. Từ đó, giúp CBCC của thị trấn Vân Du nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, góp phần tạo sự gắn kết, gần gũi với Nhân dân, từng bước chuyển từ chính quyền quản lý hành chính sang phục vụ. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bộ phận “Một cửa” để phục vụ Nhân dân tốt hơn, thị trấn đã chủ động xây dựng các mẫu thư xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, chia buồn với người dân; niêm yết công khai các biểu mẫu, thủ tục hành chính (TTHC), các khoản phí, lệ phí và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... để Nhân dân được biết. Đồng thời tổ chức cho 100% CBCC thị trấn ký cam kết thực hiện tốt nội dung khẩu hiệu “5 biết” (biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi, biết cảm ơn); “3 không” (không phiền hà, sách nhiễu; không né tránh trách nhiệm; không trễ hẹn trong quá trình xử lý công việc); “4 thể hiện” (tôn trọng trong giao tiếp; văn minh, văn hóa, lịch sự trong giải quyết công việc; lắng nghe đầy đủ, hướng dẫn tận tình quy trình xử lý công việc; gần gũi, giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân). Đến nay, hầu hết CBCC, người đứng đầu chính quyền thị trấn đã thực hiện tốt việc giao tiếp, ứng xử, có thái độ đúng mực, gần gũi, thân thiện với người dân. Bên cạnh đó, thị trấn đẩy mạnh cải cách hành chính bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành hoạt động kinh tế - xã hội; triển khai thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, giải quyết TTHC mức độ 3, mức độ 4 trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Hiện nay, người dân huyện Thạch Thành đã từng bước tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến, chính quyền từ huyện đến xã đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, bình quân tiêu chí xã NTM toàn huyện đạt 17,7 tiêu chí trở lên; 78,3% xã đạt tiêu chí số 8 về thông tin truyền thông.

Thời gian tới, để đạt được kết quả toàn diện hơn nữa, huyện sẽ tập trung thực hiện tuyên truyền cho người dân thực hiện việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, phối hợp với các doanh nghiệp để triển khai về hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử và chữ ký số điện tử.

Có thể nói, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong xây dựng NTM tại huyện đã giúp thay đổi căn bản hoạt động quản lý, điều hành, giám sát của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Đây cũng tiền đề để các địa phương hướng tới xây dựng NTM thông minh.

Đẩy mạnh chuyển đổi số cùng nhiều giải pháp đồng bộ khác đã giúp chương trình xây dựng NTM của huyện giành được nhiều thành tựu nổi bật. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được nâng cấp, đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, hiện đại. Kinh tế nông thôn phát triển mạnh, trình độ sản xuất của nông dân được "chuyên nghiệp hóa" hơn. Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hữu cơ, công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu./.

T/h: Thu Hà

TÌM KIẾM

BANNER LIÊN KẾT

Alternate Text Alternate Text Alternate Text Alternate Text
  • Liên kết website
  • Thống kê truy cập
  • Đang online: 7

    Hôm nay: 239

    Đã truy cập: 2047205